Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia đi qua các tỉnh Tây Ninh, Long An, An Giang là những địa bàn phức tạp về tội phạm ma tuý. Tháng 01/2002 qua công tác nắm địa bàn, Công an tỉnh Long An phát hiện đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý lớn từ Campuchia về Việt Nam qua cửa khẩu Bình Hiệp, huyện Mộc Hoá. Đường dây này do Phan Thị Kim Anh là người Việt Nam lấy chồng người Campuchia, ở xã Vi Ro, huyện Rồ, tỉnh Svay Rieng tham gia vận chuyển.
Điểm đột phá của vụ án này là việc bắt giữ Bùi Hữu Tài, đối tượng truy nã quốc tế của Cảnh sát Mỹ về tội giết người, bỏ trốn về Việt Nam, được Interpol uỷ quyền cho Việt Nam truy bắt. Tài là Việt kiều Mỹ từng sống ở trong nước nhiều năm, thông thuộc địa hình nên lẩn trốn nhiều năm không bị bắt giữ.
Từ năm 1995 - 2000, do lợi nhuận lớn thu được từ việc mua bán trái phép ma tuý, số người nghiện gia tăng, các đối tượng liên quan đến ma túy bắt đầu hoạt động mạnh. Sau khi, lực lượng phòng, chống tội phạm ma tuý được thành lập, nhiều đường dây mua bán trái phép ma tuý ở các tỉnh phía Bắc và Nghệ An bị triệt phá. Mặt khác, địa bàn TP. Hồ Chí Minh do có nhiều người nghiện ma tuý, tình hình tội phạm phức tạp, các đối tượng phạm tội đã chuyển hướng vào đây hoạt động.
Xệnh Vàng và Hạng A Chinh là hai thanh niên sức dài vai rộng đáng ra phải tập trung lao động sản xuất, làm giàu chính đáng. Nhưng vì muốn làm giàu nhanh bằng mọi giá, cả hai đánh liều tham gia mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Khi hành tung bị lộ, Vàng và Chinh bỏ trốn. Tuy nhiên, lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt, hai đối tượng đã bị bắt giữ và sẽ phải đối mặt với hình phạt thích đáng của pháp luật về tội lỗi gây ra.
Mua bán trót lọt gần 2.000 bánh heroin, 10 án tử hình và 01 án chung thân. Đó là bản án thích đáng cho đường dây tội phạm ma túy (TPMT) xuyên quốc gia do đối tượng Vi Văn Thế (SN 1971, trú tại số 16 đường Kim Đồng, khu đô thị Phú Lộc 4, phường Vĩnh Trại, TP. Lạng Sơn) cầm đầu.
(Tiếp)
Phần hai: Truy bắt “ông trùm” Phạm Bá Dìn cùng đồng bọn mua bán trái phép chất ma tuý tại Thanh Hoá
Ngày 12/3/1997, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma tuý (nay là Cục Cảnh sát điều tra tội phạm (ĐTTP) về ma túy) được thành lập, ban đầu chỉ có hơn 20 đồng chí. Ngay sau khi thành lập, Cục đã tổ chức cho cán bộ, chiến sỹ (CBCS) tuyên thệ: “Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, thề kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm ma túy, vì lợi ích quốc gia, bình yên của nhân dân và danh dự của lực lượng công an”.
Hàng ngày, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) trực tiếp tuần tra kiểm soát (TTKS), phân làn giao thông trên các tuyến đường phải đối mặt với việc người điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông tông trực diện hòng bỏ chạy hay đối tượng phạm tội về ma tuý “tử thủ” trong xe, chống trả điên cuồng nhằm thoát thân. Trong hoàn cảnh đó, tinh thần mưu trí, dũng cảm, hết lòng vì nhiệm vụ đã giúp cán bộ, chiến sỹ (CBCS) khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ được giao, vì bình yên trên những cung đường.
Trải qua 21 năm xây dựng và trưởng thành, Phòng Cảnh sát ĐTTP về ma tuý, Công an tỉnh Lào Cai đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, đạt nhiều thành tích trên mặt trận đấu tranh chống “cái chết trắng” vì hạnh phúc, bình yên của nhân dân. Một trong số đó là, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng chức năng khám phá Chuyên án 316S năm 2018, triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý lớn từ Lào qua Lào Cai sang Trung Quốc tiêu thụ.
Sau 3 năm xác lập chuyên án với chừng ấy thời gian kiên trì thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, ngày 26-6-2018, 300 cán bộ, chiến sĩ thuộc Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm số 1, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an cùng các phương tiện vũ trang quyết định tấn công vào “sào huyệt” của ông “trùm” ma túy Nguyễn Thanh Tuân và Nguyễn Văn Thuận ở bản Tà Dê, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Mặc dù cơ quan Công an đã nhiều lần phát loa kêu gọi các đối tượng ra đầu thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật, nhưng các đối tượng đều bất hợp tác, tuyên bố “tử thủ”, dùng súng, lựu đạn, bom xăng chống trả quyết liệt lực lượng chức năng. Để giữ nguyên kỷ cương phép nước, đảm bảo an toàn cho lực lượng vây bắt và quần chúng nhân dân buộc Công an phải xử lý để trừ hậu họa cho xã hội.