Do ảnh hưởng trực tiếp từ tình hình ma túy ở nước ta và trong khu vực, nhất là tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), trong năm 2019, tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy nước trong những năm qua diễn biến phức tạp, gia tăng cả về quy mô và tính chất. Các tuyến Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Miền Trung và Tây Nam Bộ vẫn là những điểm nóng. Phương thức, thủ đoạn của tội phạm ma túy (TPMT) ngày càng tinh vi, xảo quyệt, manh động hơn. TPMT cấu kết với các đối tượng hình sự, người nước ngoài trang bị vũ khí “nóng” sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng khi bị phát hiện, bắt giữ. Quảng Nam có đường biên giới dài 157,422 km tiếp giáp với Lào, có cửa khẩu Nam Giang, Đắc Chưng trên tuyến đường 14D cửa khẩu phụ Tây Giang, Kà Lùm và cũng chịu sự tác động của tình hình phức tạp về ma túy.
Tội phạm ma túy trên tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc thuộc địa phận tỉnh Lào Cai trong thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp, với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, manh động, liều lĩnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, tạo tâm lý bất an cho nhân dân. Thực hiện nghiêm các chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai, các lực lượng của Công an tỉnh Lào Cai đã làm tốt công tác nắm, dự báo tình hình để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp, đồng thời tăng cường lực lượng, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh, triệt phá thành công nhiều đường dây, tụ điểm ma túy lớn trên các tuyến, địa bàn trọng điểm
Trước tình trạng lái xe sử dụng ma túy gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, năm 2019 Cục Cảnh sát giao thông đã triển khai nhiều biện pháp kiên quyết ngăn chặn tình trạng này, góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên phạm vi toàn quốc
Thời gian gần đây, tình hình tội phạm ma túy trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, trong đó nổi lên tình trạng các đường dây, tổ chức ma túy xuyên quốc gia đẩy mạnh hoạt động mua bán, vận chuyển, lấy Hà Tĩnh làm địa bàn trung chuyển để đưa ma túy đi các tỉnh, thành trong cả nước hoặc sang nước thứ 3 tiêu thụ.Để phòng, chống loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm này, các lực lượng chức năng của tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp triển khai các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình, đấu tranh có hiệu quả với các đường dây tội phạm ma túy, góp phần mang lại cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.
Tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, có nhiều tuyến giao thông kết nối Đồng bằng sông Cửu Long với TP. Hồ Chí Minh và cả nước. Tuy không phải là địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy nhưng tình hình tội phạm và người nghiện ma túy ở Tiền Giang có chiều hướng gia tăng, ngày càng trẻ hóa, có yếu tố nước ngoài, từ đó đặt ra nhiều thách thức trong công tác phòng, chống ma túy (PCMT), cũng như bảo vệ thế hệ trẻ trước hiểm họa ma túy.
Hoạt động của các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy từ Lào đưa về Việt Nam qua tuyến biên giới Quảng Bình trong thời gian qua tiềm ẩn phức tạp và có chiều hướng gia tăng; ma túy được vận chuyển trái phép chủ yếu qua các cửa khẩu Cha Lo, Cà Ròong, Chút Mút- Rả Vơn và các đường tiểu ngạch để đưa vào nội địa hoặc đưa đi nước thứ ba tiêu thụ. Để đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng này, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình, đấu tranh có hiệu quả với các đường dây tội phạm ma túy xuyên quốc gia, góp phần mang lại cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.
Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có đường giao thông thuận lợi kết nối các tỉnh miền Bắc và miền Nam. Lợi dụng điều kiện đó, nhất là giao thương trên tuyến Quốc lộ 1, thời gian qua tội phạm ma túy gia tăng hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy tại địa bàn tỉnh.
Trước năm 2009, xã Thanh Châu (nay là phường Thanh Châu), TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam được xác định là địa bàn trọng điểm về tội phạm, tệ nạn ma tuý.