Thời gian qua, lực lượng chuyên trách phòng, chống ma tuý (PCMT) tỉnh An Giang đã có nhiều nỗ lực đấu tranh khám phá nhiều vụ mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý qua biên giới vào địa bàn. Tuy nhiên, đáng lo ngại nhất là tình trạng đối tượng vận chuyển trái phép ma tuý qua biên giới với khối lượng lớn, thủ đoạn tinh vi. Tình hình người nghiện ma tuý trên địa bàn tiếp tục gia tăng, có xu hướng trẻ hoá đã tạo ra nguồn tiêu thụ lớn kích thích tội phạm hoạt động, trong khi đó công tác cai nghiện, quản lý sau cai còn bất cập. Toàn tỉnh hiện có 4.848 người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý. Tỉnh An Giang chỉ còn 02/156 xã, phường, thị trấn không có ma tuý.
Thời gian qua trên địa bàn tỉnh Sơn La, tình trạng trẻ em, người vị thành niên phạm tội liên quan đến mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép ma túy có chiều hướng gia tăng. Đây là vấn đề nhức nhối đối với gia đình, nhà trường cũng như toàn xã hội, đồng thời đặt ra yêu cầu cần phải đầu tư công sức nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, giáo dục, quản lý con em không vi phạm pháp luật về ma túy cũng như giúp đỡ các em từng lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng trở thành người có ích cho xã hội.
Trong lúc đang thiếu tiền tiêu xài, có người đặt vấn đề về chuyện hợp tác “làm ăn” phi pháp với chi phí 500 USD, Đỗ Như Ý (sinh năm 1992, ngụ xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) đã đánh đổi cuộc đời của mình trong nhà tù chỉ vì số tiền không đáng nhận.
Những tháng đầu năm 2020, trên địa bàn TP Long Xuyên và các huyện Thoại Sơn, Chợ Mới và huyện Châu Thành, tỉnh An Giang có dấu hiệu biến động bất thường về nguồn và giá bán ma túy. Với con mắt tinh nghề và nghiệp vụ sắc bén, các trinh sát của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh An Giang phát hiện đối tượng Huỳnh Trần Hùng, biệt danh “Hùng kê”, sinh năm 1985, cư trú số 19, đường Lý Thái Tổ, phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang có nhiều dấu hiệu nghi vấn. Tiến hành kiểm tra nhân thân, lý lịch bất hảo của “Hùng kê” dần dần lộ diện…
Dù có thay tên đổi họ, lẩn trốn nơi rừng sâu núi thẳm, song “lưới trời lồng lộng tuy thưa mà không lọt”, các đối tượng truy nã (ĐTTN) về ma túy vẫn phải quay về thụ án. Để có được điều này, trong 10 năm qua, cán bộ Phòng Cảnh sát ĐTTP về ma túy, Công an tỉnh Hòa Bình không quản ngại gian khổ, hi sinh ngày đêm bám tuyến, nắm chắc địa bàn truy tìm dấu vết, thu thập thông tin và bắt giữ an toàn hàng chục đối tượng truy nã về ma túy.
Những tháng đầu năm 2020, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Quảng Ninh là tỉnh trọng điểm trong vùng động lực kinh tế phía Bắc, mỗi năm thu hút số lượng lớn người lao động, thương nhân, khách trong nước, quốc tế đến sinh sống, làm việc, buôn bán và du lịch... Bên cạnh những thuận lợi về phát triển kinh tế, cũng đặt ra rất nhiều thách thức, khó khăn trong công tác đảm bảo an sinh xã hội, an ninh, trật tự an toàn xã hội nói chung và công tác phòng, chống tệ nạn ma túy nói riêng.
Trước năm 2018, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình và huyện Mộc Châu, Vân Hồ, tỉnh Sơn La được xác định là địa bàn trọng điểm về ma túy trên tuyến Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung, trong đó phức tạp nhất là tại xã Loóng Luông, huyện Vân Hồ và hai xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu. Lực lượng chức năng các cấp đã triển khai đề xuất nhiều giải pháp, kế hoạch phòng ngừa, triệt phá nhiều đường dây tội phạm ma túy (TPMT) song hiệu quả đạt được chưa cao, mới chỉ giải quyết được phần ngọn.
Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các lực lượng chức năng đã phối hợp bóc gỡ thành công nhiều đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy; triệt xóa các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Công tác tuyên truyền phòng, chống ma tuý đã được tiến hành đồng bộ, thường xuyên, liên tục qua đó đã nâng cao nhận thức của nhân dân, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy.
Những năm qua, tình hình tội phạm ma túy (TPMT) trên địa bàn tỉnh Sơn La tiếp tục diễn biến phức tạp, nguồn ma túy chuyển lậu vào địa bàn chủ yếu từ khu vực Tam giác vàng tập kết tại các bản giáp biên giới Việt Nam - Lào, một phần được vận chuyển bằng ô tô, xe máy, phần còn lại do các toán, nhóm đối tượng người Mông Lào có vũ trang vận chuyển theo đường mòn vào sâu trong nội địa để bán ở trong nước và đưa sang Trung Quốc tiêu thụ. Hoạt động của đối tượng ngày càng tinh vi, manh động sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng khi bị phát hiện hòng bỏ trốn và tẩu tán vật chứng. Tính đến ngày 15/6/2020, toàn tỉnh hiện có 8.126 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó 6.139 người đang được quản lý, giáo dục tại cộng đồng. Do vậy, Sơn La vẫn được xác định là địa bàn nóng về hoạt động của tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới.