Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thủ tục thi hành án hình sự. Nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. Một số nội dung mới của Bộ luật tố tụng hình sự:
- Chứng cứ điện tử (nghe – nhìn): Các biện pháp tố tụng đặc biệt được áp dụng sau khi khởi tố vụ án có phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
- Cán bộ điều tra được tham gia các hoạt động điều tra.
- Ghi âm, ghi hình tất cả các cuộc hỏi cung bị can tại cơ quan điều tra, tại trại tạm giam, nhà tạm giữ, nơi làm việc khác khi bị can yêu cầu. Thực hiện từ ngày 01/7/2016, ở một số đơn vị do Bộ Công an quyết định. Sau ngày 01/01/2019 tất cả các đơn vị phải thực hiện theo quy định của Luật tố tụng hình sự.
- Bị can, bị cáo được đọc hồ sơ, sao chụp sau khi kết luận điều tra.
- Giữ khẩn cấp.
- Giải quyết đơn thư tố giác tội phạm: Từ 20 ngày đến 02 tháng, được gia hạn một lần, không quá 02 tháng.
- Người tham gia tố tụng (Luật sư, bị can, bị cáo) có quyền đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ để hội đồng xét xử xem xét.
- Tòa án có thể triệu tập điều tra viên, kiểm sát viên ra tòa để trình bày về quá trình điều tra, kiểm sát điều tra vụ án.
- Thực hiện quyền bình đẳng giữa người thực hành công tố với luật sư, người bào chữa.
- Truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân.
Để nắm chắc và vận dụng đúng Bộ luật tố tụng hình sự, chúng tôi xin tóm tắt một số nội dung cần chú ý của Bộ luật tố tụng hình sự như sau:
Chương 1, Chương 2: Từ Điều 1 đến Điều 33 về phạm vi điều chỉnh nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự; những nguyên tắc cơ bản.
Điều 60: Bị can có quyền…
- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.
- Được đọc, ghi chép tài liệu trong hồ sơ vụ án kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu.
Điều 61: Bị cáo có quyền…
- Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa.
Điều 66: Người làm chứng
- Yêu cầu cơ quan tố tụng bảo vệ tính mạng, tài sản, nhân phẩm của mình, người thân khi bị đe dọa.
Điều 76: Chỉ định người bào chữa
- Bị can, bị cáo có khung hình phạt 20 năm tù trở lên
- Người có nhược điểm tâm thần, người dưới 18 tuổi.
Điều 73: Quyền, nghĩa vụ của người bào chữa
- Quyền:
+ Có mặt khi lấy lời khai người bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ
+ Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác
+ Thu thập đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật yêu cầu
+ Kiểm tra đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tố tụng kiểm tra đánh giá.
- Nghĩa vụ:
+ Tôn trọng sự thật, không được mua chuộc cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật
+ Không được tiết lộ bí mật điều tra
+ Không được tiết lộ thông tin vụ án
- Người bào chữa vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 74: Thời điểm bào chữa
- Từ khi khởi tố bị can
- Từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở cơ quan
Điều 78: Thủ tục đăng ký bào chữa
- Luật sư trình thẻ luật sư, kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu của bị can, bị cáo hoặc người thân của họ.
- Thời gian 24h kể từ khi nhận đủ giấy tờ, cơ quan có thẩm quyền gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa.
Điều 82: Đọc ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án
- Sau khi kết thúc điều tra, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bố trí thời gian, địa điểm để người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án.
Điều 83: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị khời tố
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị khởi tố có quyền:
+ Đưa ra chứng cứ tài liệu, đồ vật yêu cầu
+ Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật
- Có mặt khi lấy lời khai, đối chất, nhận dạng.
Điều 84: Người bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị hại, đương sự
- Có quyền, nghĩa vụ như Điều 83
Điều 85: Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự
Điều 86: Chứng cứ: Chứng cứ là những gì có thật được thu thập theo trình tự thủ tục tố tụng, được dùng làm chứng cứ để xác định có tội hay không có tội
Điều 87: Nguồn chứng cứ
+ Vật chứng
+ Lời khai của bị can, bị cáo, người liên quan…
+ Dữ liệu điện tử
+ Kết luận giám định
+ Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử
…..
- Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự thủ tục tố tụng của Bộ luật tố tụng hình sự thì không có giá trị pháp lý, không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.
Điều 88: Thu thập chứng cứ
- Trong 5 ngày kể từ khi lập biên bản về hoạt động điều tra nếu kiểm sát viên không trực tiếp tham gia thì phải gửi cho kiểm sát viên để giám sát điều tra
Điều 89: Vật chứng
Vật chứng là vật dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết phạm tội, vật là đối tượng của phạm tội, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm…
Điều 90: Bảo quản vật chứng
- Vật chứng phải bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng
- Vật chứng phải niêm phong ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong phải lập biên bản.
Điều 91: Lời khai người làm chứng
- Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng tình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Điều 92, 93, 94 (Tương tự như Điều 91)
Điều 98: Lời khai bị can, bị cáo
- Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.
- Không được dùng lời khai của bị can, bị cáo để làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội
Điều 99: Dữ liệu điện tử là ký hiệu chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự tạo ra, lưu trữ truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử, được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.
Điều 100: Kết luận giám định
Điều 102: Những tình tiết được ghi trong biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được lập theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự có thể được coi là chứng cứ.
Điều 103: Kết quả ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cung cấp có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với chứng cứ khác của vụ án
Điều 104 – 105
- Thu thập vật chứng: Vật chứng phải được thu thập kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án
Trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh, có thể ghi hình để đưa vào vụ án
Điều 108: Kiểm tra đánh giá chứng cứ
- Mỗi chứng cứ phải kiểm tra, đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan vụ án
Điều 109: Các biện pháp ngăn chặn
- Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
- Bắt tạm giữ, tạm giam
- Bảo lĩnh, đặt tiền
- Cấm đi khỏi nơi cư trú
- Tạm hoãn xuất cảnh
Điều 110: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
- Trong thời hạn 12 giờ từ khi nhận hoặc giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải lấy lời khai, ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị tạm giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó và phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn
Điều 117, 118, 119: Tạm giữ, tạm giam
- Tạm giam: Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người già yếu…có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp khác, trừ các trường hợp:
+ Bỏ trốn và bắt theo quyết định truy nã
+ Tiếp tục phạm tội
+ Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, tiêu hủy, giả mạo chứng cứ…đe dọa, khống chế trả thù…
Điều 120: Việc chăm nom người thân thiết và bảo quản tài sản của người bị tạm giữ, tạm giam
- Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có người thân thiết bị tàn tật, già yếu, có nhược điểm về tâm thần, không có người chăm sóc thì cơ quan điều tra phải giao cho người thân của họ hoặc chính quyền xã, phường nơi họ cư trú chăm sóc.
Điều 121: Bảo lĩnh
Điều 122: Đặt tiền
Điều 128: Kê biên tài sản
- Kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo bồi thường về thiệt hại
- Chỉ kê biên tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt…
Điều 129: Phong tỏa tài khoản của người bị bắt, bị tạm giam, bị can, bị cáo, của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội
Điều 134: Tính thời gian
- Đêm tính từ 22 đến 06 giờ sáng ngày hôm sau
- Khi tính thời hạn theo ngày, thời hạn hết lúc 24 giờ ngày cuối cùng của thời hạn
Điều 143: Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
- Tố giác của cá nhân
- Tin báo của cơ quan tổ chức
- Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng
- Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước
- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu phạm tội
- Người tự thú
Điều 146: Thủ tục tiếp nhận tố giác tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
- Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, cơ quan điều tra phải thông báo bằng văn bản cho viện kiểm sát cùng cấp.
Điều 147: Thời hạn thủ tục giải quyết tin báo tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố
- Thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác tin báo tội phạm… phải kiểm tra xác minh và ra một trong các quyết định:
+ Quyết định khởi tố vụ án hình sự
+ Quyết định không khởi tố vụ án hình sự
+ Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm
- Trường hợp phức tạp được kéo dài không quá 2 tháng; chưa thể kết thúc, có thể gia hạn 1 lần không quá 2 tháng (Thẩm quyền gia hạn của Viện kiểm sát cùng cấp).
Điều 163: Thẩm quyền điều tra
- Cơ quan điều tra Viện kiểm sát điều tra tội xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng, chức vụ tại Chương 23; 24 Bộ luật hình sự xảy ra trong cơ quan điều tra, kiểm sát, tòa án, thi hành án, người có quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
Điều 164: Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
- Án ít nghiêm trọng, bắt quả tang điều tra thời gian 1 tháng kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
- Thời hạn 7 ngày kể từ ngày khởi tố vụ án hình sự với các vụ án phạm tội nghiêm trọng trở lên.
Điều 172: Thời hạn điều tra
- Tội ít nghiêm trọng không quá 2 tháng; được gia hạn 1 lần không quá 2 tháng.
- Tội nghiêm trọng không quá 3 tháng; được gia hạn 2 lần 3 tháng và 2 tháng
- Tội rất nghiêm trọng 4 tháng được gia hạn 2 lần, mỗi lần không quá 4 tháng; đặc biệt nghiêm trọng 4 tháng; được gia hạn 3 lần mỗi lần không quá 4 tháng
- Án đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn điều tra hết nhưng tính chất phức tạp thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm 1 lần không quá 4 tháng.
Điều 173: Thời hạn tạm giam để điều tra
- Không quá 2 tháng đối với tội ít nghiệm trọng, gia hạn 1 lần không quá 1 tháng
- Không quá 3 tháng đối với tội nghiêm trọng, gia hạn 1 lần không quá 2 tháng
- Không quá 4 tháng đối với tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
+ Tội rất nghiêm trọng được gia hạn 1 lần không quá 3 tháng
+ Tội đặc biệt nghiêm trọng được gia hạn 2 lần, mỗi lần không quá 4 tháng (Không quá 12 tháng tạm giam)
Điều 174: Thời hạn phục hồi điều tra
- Không quá 2 tháng đối với tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng
- Không qua 3 tháng đối với tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày có quyết định phục hồi điều tra
- Được gia hạn 1 lần, 1 tháng với tội ít nghiêm trọng
- Được gia hạn 1 lần, 2 tháng với tội nghiêm trọng và rất nghiêm trọng
- Đối với tội đặc biệt nghiêm trọng được gia hạn 1 lần không quá 3 tháng
- Nếu Viện kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn không quá 2 tháng
- Nếu Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn không quá 1 tháng
- Viện kiểm sát chỉ được trả hồ sơ 2 lần
- Tòa án chỉ được trả hồ sơ 1 lần
- Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ 1 lần
- Vụ án trả để điều tra lại thì thời hạn tính như Điều 172 – Bộ luật tố tụng hình sự
Điều 179: Khởi tố bị can
- 24 giờ từ khi khởi tố bị can, cơ quan điều tra phải gửi cho Viện kiểm sát đề nghị phê chuẩn
- Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc hủy quyết định khởi tố bị can.
Điều 183: Hỏi cung bị can
- Trước khi hỏi cung điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát và luật sư biết thời gian, địa điểm
- Trước khi hỏi cung lần đầu điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định của Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự, phải ghi vào biên bản
- Không hỏi cung bi can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi lý do vào biên bản
- Hỏi cung không được nhục hình, bức cung
- Hỏi cung bị can ở cơ sở giam giữ hoặc tại cơ quan điều tra phải ghi âm, ghi hình.
Điều 189: Đối chất; Điều 190: Nhận dạng; Điều 191: Nhận biết giọng nói
- Điều tra viên phải thông báo cho kiểm sát viên dự, nếu kiểm sát viên không dự phải đưa vào biên bản.
Điều 193: Thẩm quyền ra lệnh khám xét
- Trước khi khám xét, điều tra viên phải thông báo cho kiểm sát viên biết để tham dự (Trừ khám xét khẩn cấp).
- Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát khám xét
- Kiểm sát viên vắng mặt phải ghi vào biên bản
Điều 196: Thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử
- Khi thu giữ có thể mời người có chuyên môn tham gia
- Khi thu giữ có thể thu thiết bị ngoại vi kèm theo tài liệu liên quan
Điều 200: Trách nhiệm của người ra lệnh và người thi hành lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ
- Người ra lệnh, người khám xét trái pháp luật tùy mức độ phải xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
Điều 206: Các trường hợp phải trưng cầu giám định
…..
- Các chất ma túy; vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ.
Điều 207: Yêu cầu giám định
Điều 208: Thời gian giám định
…..
- Không quá 01 tháng đối với trường hợp Khoản 1 Điều 206
- Không quá 03 tháng đốivới Khoản 3, Khoản 6 Điều 206
- Không quá 9 ngày đối với Khoản 2, 4, 5 Điều 206 Bộ luật tố tụng hình sự
- Giám định lại và giám định bổ sung thời gian cũng quy định như trên.
Điều 223: Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
- Ghi âm, ghi hình bí mật
- Nghe điện thoại bí mật
- Thu thập bí mật dữ liệu điện tử
Điều 224: Trường hợp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
- Tội xâm phạm An ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm tham nhũng, khủng bố, rửa tiền.
- Tội phạm khác có tổ chức, tội đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 225: Thẩm quyền trách nhiệm…
- Thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh, thủ trưởng cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu trở lên xem xét quyết định.
- Án do cấp huyện thì phải đề nghị thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh xem xét quyết định áp dụng.
- Phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê duyệt trước khi thi hành
Điều 226: Thời hạn áp dụng
- 2 tháng kể từ ngày phê chuẩn của Viện kiểm sát
- Phức tạp được gia hạn không quá thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Điều 227: Sử dụng thông tin, tài liệu thu thập bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
- Có thể dùng làm chứng cứ giải quyết vụ án
Điều 240: Thời hạn quy định việc truy tố
- 20 ngày với án ít nghiêm trọng và nghiêm trọng
- 30 ngày với án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
- Trường hợp cần thiết có thể gia hạn:
+ 10 ngày đối với án ít nghiêm trọng và nghiêm trọng
+ 15 ngày đối với án rất nghiêm trọng
+ 30 ngày đối với án đặc biệt nghiêm trọng
(Thời gian truy tố không quá 2 tháng)
Điều 245: Trả hồ sơ điều tra bổ sung
- Kết thúc điều tra bổ sung cơ quan điều tra phải có kết luận điều tra bổ sung
- Nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản kết luận điều tra trước đó thì phải ra bản kết luận điều tra mới
Điều 257: Phòng xử án
- Bố trí trang nghiêm, an toàn, bình đẳng giữa Hội đồng xét xử với luật sư, người bào chữa.
Điều 262: Giao gửi bản án
…..
- Cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nơi xét xử sơ thẩm, trại tạm giam.
Điều 269: Thẩm quyền theo lãnh thổ
- Tòa án nơi tội phạm được thực hiện
- Trường hợp tội phạm thực hiện nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì tòa án có thẩm quyền xét xử là nơi kết thúc việc điều tra
- Bị cáo phạm tội ở nước ngoài xét xử tại nơi cư trú cuối cùng của bị cáo.
Điều 277: Thời hạn chuẩn bị xét xử
- 30 ngày đối với tội ít nghiêm trọng
- 45 ngày đối với tội nghiêm trọng
- 60 ngày đối với tội rất nghiêm trọng
- 90 ngày đối với tội đặc biệt nghiêm trọng
- Gia hạn:
+ 15 ngày đối với tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng
+ 30 ngày đối với tội nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
Điều 296: Sự có mặt của điều tra viên và những người khác
- Trong quá trình xét xử, khi thấy cần thiết Hội đồng xét xử có thể triệu tập điều tra viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý giải quyết vụ án và người khác đến phiên tòa để trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án.
Điều 309: Hỏi bị cáo
- Nếu lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác thì chủ tọa phiên tòa phải cách ly họ
Điều 313: Nghe, xem nội dung được ghi âm, ghi hình có âm thanh
- Trường hợp cần kiểm tra, Hội đồng xét xử quyết định cho xem nghe mọi nội dung được ghi âm, ghi hình có âm thanh liên quan tại phiên tòa.
Điều 317: Điều tra viên, Kiểm sát viên…trình bày ý kiến
- Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử yêu cầu điều tra viên, kiểm sát viên… trình bày ý kiến để làm rõ hành vi.
Điều 346: Thời gian chuẩn bị xét xử phúc thẩm
- Tòa án cấp tỉnh, tòa án quân khu: 60 ngày
- Tòa án nhân dân tối cao, tòa án quân sự trung ương: 90 ngày
Điều 385: Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm
- 04 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị
Điều 401: Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
- Không quá 12 tháng kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện
Điều 459: Tạm giữ, tạm giam để điều tra, truy tố xét xử áp dụng thủ tục rút gọn
- Tạm giam điều tra không quá 20 ngày
- Truy tố không quá 5 ngày
- Xét xử sơ thẩm không quá 17 ngày
- Xét xử phúc thẩm không quá 22 ngày
Điều 466: Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
- Làm giả, hủy hoại chứng cứ gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án
- Khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật
- Từ chối khai báo hoặc từ chối cung cấp tài liệu
- Người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối
- Lừa dối, đe dọa, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng, người bị hại, người giám định, người phiên dịch, đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
- Đã triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng
- Ngăn cản việc cấp giao nhận thông báo văn bản tố tụng.
Điều 467: Xử lý người vi phạm nội quy phiên tòa
Chương 34: Bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại, người tham gia tố tụng
Điều 484: Người được bảo vệ
- Người tố giác tội phạm
- Người làm chứng
- Bị hại
- Người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại
Điều 485: Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ
- Cơ quan điều tra Công an nhân dân
- Cơ quan điều tra Quân đội nhân dân
- Người có thẩm quyền quyết định biện pháp bảo vệ là Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra.
Điều 486: Các biện pháp bảo vệ
- Bố trí lực lượng tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác bảo vệ.
- Hạn chế đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ
- Giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người được bảo vệ
…
Chương 35: Những quy định chung về hợp tác quốc tế
Điều 493: Cơ quan trung ương trong hợp tác quốc tế
- Bộ Công an trong hoạt động dẫn độ và chuyển giao người đang thi hành án phạt tù
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong hoạt động tương trợ tư pháp hình sự và những hoạt động hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật.
Điều 494: Giá trị pháp lý của tài liệu, đồ vật thu thập được qua hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.
- Tài liệu đồ vật do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thu thập theo ủy thác tư pháp chuyển đến có thể coi là chứng cứ…
Đại tá Phạm Văn Chình - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát ĐTTP về ma túy