Đảng ta, từ ngày thành lập đến nay, trải qua gần 85 năm đảng lãnh đạo dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, trong từng giai đoạn cách mạng, từng nhiệm vụ cụ thể, đảng luôn xem công tác tuyên truyền, vận động là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quyết định cho mọi thắng lợi. Chỉ thị 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính Trị “về tiếp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới” cũng đã đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma tuý, nâng cao nhận thức cho xã hội về hậu quả, tác hại của ma tuý, để mỗi người tích cực tham gia và tự phòng, chống ma tuý, đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định thắng lợi cho cuộc chiến bài trừ tệ nạn ma túy.

Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Vĩnh Long tổ chức hội thi về phòng chống ma túy cho sinh viên
Sau gần bảy năm Chỉ thị 21 đi vào cuộc sống, theo số liệu rà soát mới nhất của Bộ Công an, đến nay cả nước có hơn 204.377 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, bình quân mỗi năm có hơn 6.500 người nghiện mới. Tại tỉnh Vĩnh Long, nếu như năm 2008 chỉ có 677 người nghiện, thì đến nay có 1.019 người. Hiện nay, tệ nạn ma tuý đang diễn biến rất phức tạp, tình trạng sử dụng trái phép chất ma tuý ngày càng tăng, có rất nhiều loại ma túy mới, nhất là ma túy tổng hợp dạng “đá”…đây là loại ma túy rất độc và ngày nay nó thật sự trở thành “cơn lóc đen” trong một bộ thanh niên, thiếu niên. Về mục tiêu “kiềm chế, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tệ nạn ma tuý” đến nay chưa đạt mục tiêu như chỉ thị đề ra, trong những năm qua, công tác phòng, chống ma túy được cả hệ thống chính trị vào cuộc rất mạnh mẽ mà tệ nạn này chưa được ngăn chặn có hiệu quả, cần lý giải rõ tại sao. Nguyên nhân thì có rất nhiều, nhưng nguyên nhân cơ bản và sâu xa nhất là nhận thức của con người, nhất là thanh niên, thiếu niên về hậu quả, tác hại của tệ nạn ma túy chưa được sâu sắc!
Chúng ta, đã biết rằng sử dụng ma túy là hành vi có chủ định của con người, sử dụng do thụ động là rất hiếm, khi con người đến với ma túy, ban đầu mục đích duy nhất là để thỏa mãn nhu cầu khoái cảm, hưởng lạc nhất thời...tiếp theo là thỏa mãn con nghiện. Phần lớn trong số này là thanh niên, thiếu niên, bởi ở độ tuổi này các em luôn trong trạng thái tìm tòi, khám phá cái mới, khi có những tác động từ bạn bè xấu hoặc bị bọn tội phạm dụ dỗ, lừa phỉnh, kích động…do thiếu hiểu biết nên rất nhiều trường hợp không tự kèm chế được, do các em chưa nhận thức được hoặc nhận thức không đầy đủ về tác hại ma túy, vì mục đích hưởng lạc nhất thời đến khi nghiện thì việc hối hận đã quá muộn màng, cai nghiện rất khó khăn, tốn kém nhiều tiền của, nhưng rất nhiều người không cai được.
Công tác truyên truyền, giáo dục, vận động phòng, chống ma túy, những năm qua các cấp, các ngành, đoàn thề đã thực hiện hàng ngàn cuộc cho hàng trăm ngàn lược cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên và quần chúng nhân dân tham, công tác tuyên truyền đã thực hiện được nhiều, nhưng việc tuyên truyền còn mang tính hình thức, truyền đạt một chiều, về nội dung chưa phong phú…Về đối tượng tuyên truyền chưa chú trọng vào nhóm đối tượng nhạy cảm có nguy cơ cao, như: thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên… Các cơ quan thông tin truyền thông như: Đài, Báo…thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền ma túy không thường xuyên, liên tục, chỉ làm theo đợt, theo mùa, cao điểm là 26/6 hàng năm.
Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng thực hiện nhiệm vụ cách mạng thực tiễn đã chứng minh luôn luôn mang lại hiệu quả thiết thực, thí dụ điển hình như gần đây khi nông sản, thực phẩm Trung Quốc không đảm bảo vệ sinh an toàn tràn vào nước ta, khi ấy các cơ quan truyền thông vào cuộc, bền bỉ tuyên truyền, vận động, chỉ trong thời gian ngắn ý thức nhân dân được nâng cao, loại hàng hóa ấy không có chỗ đứng, kể cả nơi “lề đường, hè phố”
Công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới để đạt được hiệu quả, thì công tác tuyên truyền, vận động phải đặt biệt chú trọng, nhất là chất lượng và hiệu quả phải được nâng cao, phải làm cho mọi người dân nhận thức rõ ràng, nhất là thanh niên, thiếu niên phải thấy được hậu quả, tác hại của ma túy, thủ đoạn, hình thức dụ dỗ lôi kéo của bọn tội phạm ma túy và nêu cao ý thức cảnh giác, có đủ bản lĩnh tự phòng, tự chống, tự mình bảo vệ mình và thực sự trở thành “ pháo đài vững chắc” trước thảm họa của tệ nạn ma túy. Nó còn nhằm mục đích chặn đà gia tăng người nghiện mới, góp phần “giảm cầu”. Theo quy luật, nếu cầu về ma túy tăng thì sẽ kích thích tội phạm về ma túy và nhiều hệ lụy tiêu cực khác cũng tăng theo và ngược lại…
Ma túy là thảm họa của nhân loại, thông điệp này phải đến với mọi người dân thấm sâu trong nhân dân, để đạt được mục đích này, thì cả hệ thống chính trị phải quyết liệt vào cuộc, trong đó các cơ quan truyền thông như: Đài phát thanh, truyền hình, Báo chí…có vị trí rất quan trọng và phải thực hiện tuyên truyền bền bỉ, bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú để mọi người dân nghe được, hiểu được và có hành động đúng đắn là nói không với ma túy mọi lúc, mọi nơi./.
Phan Vĩnh Mặn
Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Vĩnh Long