Giới thiệu tóm tắt về Luật xử lý vi phạm hành chính

15/08/2014 | Article Rating
Luật xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2012, có hiệu lực từ ngày 01/7/2013. Các quy định liên quan đến biện pháp xử phạt hành chính do tòa án quyết định có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.
Luật xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) kết thừa và khắc phục những hạn chế của pháp lệnh XLVP hành chính ra đời từ năm 1989 đã được bổ sung sửa đổi những lần vào các năm 1995; 2002; 2002; 2007; 2008; Là 1 trong những các luật lớn ở Việt Nam, góp phần bảo đảm trật tự, kỷ cương, quản lý hành chính, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổ chức cá nhân. Tạo cơ sở pháp lý để đấu tranh, phòng chống có hiệu quả vi phạm hành chính, tội phạm trong tình hính mới, phù hợp với tình hình cơ chế mở cửa hội nhập của Việt Nam.
Luật XLVP hành chính bao gồm rất nhiều các hoạt động đời sống, chính trị, xã hội như: an ninh trật tự, an toàn xã hội, hôn nhân gia đình, phòng chống tội phạm, thi hành án dân sự, giao thông đường bộ, sắt, thủy, phòng cháy chữa cháy, phá sản doanh nhiệp, HTX, giao dịch điện tử, bưu chính viễn thông, cơ yếu, biên giới, du lịch thể thao, khoáng sản dầu khí, tài nguyên, lâm sản, rừng, biển, đất đai, kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, thuế, hải quan, hàng cấm, hàng giả, quảng cáo, hóa mỹ phầm…
Gồm 6 phần 142 điều:
Phần I: Những quy định chung
Phần II: Xử lí vi phạm hành chính
Phần III: Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Phần IV: Các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử lý vi phạm hành chính
Phần V: Những quy định đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính.
Phần VI: Điều khoản thi hành
Để cụ thể hóa luật XLVP hành chính, Chính phủ, các Bộ, các ngành sẽ có trên 50 Nghị định, Thông tư hướng dẫn, các nghị định liên quan gồm:
- Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật XLVP hành chính.
- Nghị định số 111 ngày 30/9/2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Nghị định số 112 ngày 02/10/2013 quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người theo thủ tục vi phạm hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
- Nghị định số 115 ngày 03/10/2013 quy định quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
- Nghị định số 167 ngày 12/11/2013 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
- Nghị định số 221 ngày 30/12/2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Pháp lệnh số 09 ngày 20/01/2014 của Quốc hội khóa 13 quy định về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án.
Luật XLVP hành chính có những đổi mới khác so với Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính. Điều thay đổi cơ bản liên quan đến lực lượng CSND nói chung và lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy nói riêng là các biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm bao gồm đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và cơ sở cai nghiện bắt buộc, trước đây thủ tục do công an Huyện lập, trình Chủ tịch Quận, Huyện ký quyết định, nhưng theo quy định của Luật XLVP hành chính do công an Huyện, công an Xã lập hồ sơ chuyển qua Phòng Tư pháp, Phòng Lao động Thương bình xã hội Quận, huyện thẩm định, sau đó chuyển sang Tòa án nhân dân huyện xem xét quyết định.
Quá trình lập hồ sơ đưa đối tượng vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cần chú ý những nội dung cơ bản như nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính; đối tượng bị xử vi phạm hành chính (điều 5); thời hạn xử lý vi phạm hành chính (điều 6); thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính (điều 7); những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính (điều 11); những hành vi bị cấm, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế, thủ tục đưa đi cai nghiện bắt buộc,… Những nội dung này đã được quy định cụ thể tại Luật XLVP hành chính và các nghị định, hướng dẫn của Chính phủ đã ban hành. Mỗi cán bộ chiến sỹ công an khi thực hiện các nhiệm vụ này phải nghiên cứu kỹ Luật XLVP hành chính và các nghị định, thông tư có liên quan./.
PVC.